Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6
Hôm qua : 5
Tháng 04 : 144
Tháng trước : 170
Năm 2025 : 711
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ HỌC SINH CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ CÁ NHÂN

Từ ngày 02/10/2024 đến ngày 10/10/2024 UBND thị trấn Rạch Gòi phối hợp nhà mạng VNPT và Ban giám hiệu Trường THPT Tầm Vu tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ các em học sinh khối 12 cài đặt chữ ký số. Đến hỗ trợ hướng dẫn cài đặt chữ ký số - triển khai tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt chữ ký số cá nhân có đồng chí Phạm Vũ Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Rạch Gòi cùng cán bộ, công chức thị trấn.

 

Kết quả giai đoạn 1 có trên 300 em học sinh lớp 12 (10 lớp), 230 cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ ấp được hướng dẫn và hỗ trợ cài đặt phần mềm VNPT SmartCA (phần mềm chữ ký điện tử). Phương hướng tới (giai đoạn 2) triển khai cho các em học sinh lớp 10, lớp 11 và người dân trên địa bàn thị trấn.

Xác định nhiệm vụ chuyển đổi số là theo xu hướng phát triển nền tảng số của đất nước, thực hiện tất cả thủ tục hành chính trên môi trường số. Khi tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính qua Dịch vụ công trực tuyến nên tất cả các hồ sơ cần Chữ ký số để thực hiện  đảm bảo hồ sơ gửi qua Dịch vụ công trực tuyến. Xu hướng chuyển đổi số bùng nổ kéo theo sự thay đổi lớn trong phương thức giao dịch. Chữ ký điện tử cá nhân được sử dụng phổ biến hơn trong các hoạt động giao kết hợp đồng, thanh toán, giao dịch với cơ quan nhà nước hiện nay.

Nội dung tuyên truyền về một số lợi ích trong việc cài đặt Chữ ký điện tử cá nhân như sau:

1. Chữ ký điện tử là gì? Các loại chữ ký điện tử hiện nay

 Giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến, len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội không chỉ mang đến nhiều tiện ích mà còn giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và chi phí. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các giao dịch, chữ ký điện tử cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng.

 1.1. Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu (theo Khoản 11, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử 2023).

 Các cá nhân, cơ quan, tổ chức, trực tiếp tham gia giao dịch điện tử hoặc có liên quan đến giao dịch điện tử bắt buộc sử dụng chữ ký điện tử và tuân thủ các quy định theo Luật giao dịch điện tử 2023. Theo đó, cần phải nắm rõ nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch điện tử.

 1.2. Các loại chữ ký điện tử 

Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 22, Luật Giao dịch điện tử 2023, chữ ký điện tử bao gồm các loại sau:

- Chữ ký điện tử chuyên dùng: là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Chữ ký số công cộng: là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng (là loại chữ ký được các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất với mục đích thực hiện giao dịch điện tử an toàn).

- Chữ ký số chuyên dùng công vụ: là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.

2. Lợi ích sử dụng chữ ký điện tử cá nhân 

 Tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng sẽ có lựa chọn loại chữ ký điện tử cá nhân phù hợp. Tuy nhiên, dù sử dụng loại chữ ký điện tử cá nhân nào thì chúng cũng mang đến những lợi ích nhất định cho người dùng.

 2.1. Lợi ích của chữ ký điện tử cá nhân

Việc sử dụng chữ ký điện tử cá nhân đem đến cho người dùng rất nhiều lợi ích đặc biệt là hỗ trợ giao dịch điện tử nhanh chóng, an toàn và đảm bảo tính pháp lý của giao dich. 

 (1) Lợi ích đối với người dùng chữ ký điện tử cá nhân

 Sử dụng chữ ký điện tử cá nhân đặc biệt là chữ ký số đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật người dùng có thể dễ dàng:

 - Khai thuế điện tử; 

 - Kê khai hải quan điện tử;

- Kê khai bảo hiểm xã hội điện tử;

 - Ký hợp đồng điện tử;

 - Nộp hồ sơ trực tuyến cho các cơ quan hành chính;

 - Tham gia đấu thầu trực tuyến;

 - Giao dịch ngân hàng trực tuyến;

 - Ký Email điện tử;

 - Ký các văn bản điện tử.

Người dùng chữ ký điện tử có thể thực hiện giao dịch điện tử mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn không gian và thời gian. Theo đó, là yếu tố giúp người dùng mở rộng thị trường, gia tăng cơ hội hợp tác làm ăn, giảm chi phí đi lại, tổ chức ký kết…

 Ngoài ra, việc ký chữ ký điện tử cá nhân lên các văn bản điện tử thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp. Cho thấy người ký số là người nắm bắt được xu thế, cập nhật nhanh những thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển xã hội.

(2) Lợi ích đối với khách hàng, đối tác

 Chữ ký điện tử cá nhân đảm bảo điều kiện an toàn giúp khách hàng, đối tác, người nhận văn bản an tâm khi thực hiện giao dịch điện tử với người ký.

 Bên cạnh đó, chữ ký điện tử cá nhân thỏa mãn các điều kiện về chữ ký số an toàn theo quy định của Pháp luật giúp khách hàng, đối tác xác định được chính xác người ký, tăng tính pháp lý cho mỗi giao dịch điện tử.

 (3) Lợi ích đối với cơ quan Nhà nước và xã hội

 Sử dụng chữ ký điện tử cá nhân là xu thế trong tương lai, không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân người sử dụng mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số xây dựng Nhà nước, xã hội điện tử. 

 Khi các nhân sử dụng chữ ký điện tử, việc giao dịch với cơ quan Nhà nước nhanh chóng, thuận tiện hơn. Việc quản lý, thực hiện dễ dàng hơn từ đó tiết kiệm chi phí, nhân lực cho Nhà nước, nâng cao hiệu suất làm việc.

 2.2. Sử dụng chữ ký số cá nhân trong giao dịch điện tử 

 Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Theo Khoản 12, Điều 3, Luật giao dịch điện tử 2023 quy định: 

 “Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu”.

 Chữ ký số có thể coi là bản nâng cấp của chữ ký điện tử, là chữ ký số có thêm các điều kiện nhất định về cách tạo lập và cơ chế hoạt động để đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ đối với văn bản được ký. Hiện nay, chữ ký số được đánh giá là chữ ký điện tử có tính pháp lý cao nhất và là loại chữ ký được Pháp luật chấp nhận sử dụng giao dịch với cơ quan Nhà nước. 

 Thông qua việc sử dụng chữ ký số cá nhân (chữ ký số đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật) người dùng có thể thực hiện mọi giao dịch điện tử, trong phạm cho phép theo quy định của Pháp luật.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip